Truyền thuyết loài hoa Phi Yến
Truyền thuyết hoa Phi Yến
Phi Yến là loài hoa được mọc lên từ máu của Ajax, một chiến binh dự chiến thành Troy. Vì thất vọng trong việc phân chia chiến lợi phẩm nên Ajax nóng tính đã chạy ra khỏi đồng và anh ta trút cơn giận của mình lên một đàn cừu tội nghiệp. Anh đã giết một số cừu trước khi thức tỉnh khỏi cơn điên loạn vì giận giữ. Sau đó vì xấu hổ cho hành vi, cảnh tượng mà mình đã gây ra, Ajax đã quay gươm tự sát. Máu của anh ta chảy đầy trên mặt đất và sau đó nảy ra những bông hoa, gọi là Delphinium Ajacis.
Tuy nhiên một số người lại cho rằng sở dĩ nó có tên gọi Phi Yến vì hình dáng của nó trông giống cái mũi nhọn trên đầu con cá heo. Thật ra, mỗi người lại nhìn thấy hình dáng của loài hoa này thành một thứ khác nhau, vì vậy nó còn được gọi là Larkspur vì nó trông giống cái mào của con chim chiền chiện(lark).
Hoa Phi Yến cũng rất dễ trồng
Trồng và chăm sóc hoa Phi Yến
Hoa Phi Yến không kén đất lắm và nó còn có khả năng chịu hạn và chịu rét cao. Tuy nhiên loài hoa này cần nơi có nhiều ánh sáng, ít phân bón nhưng phải cân đối tỉ lệ N.P.K.
Khi cắt cây lấy hạt phải cắt những cành chính đã chín vàng bỏ 1/3 đoạn trên và 1/3 đoạn dưới cành. Có như vậy sau này cây mới ra hoa đều. Hạt cần phơi kỹ dưới bóng râm rồi lấy giấy báo gói lại gác lên gác bếp nơi xa lửa bốc lên trực tiếp.
Khi gieo, đem chà cho vỏ mỏng bớt rồi ngâm nước lã ấm tay 6 - 7 tiếng sau đó đem rửa sạch nước chua rồi lại bỏ vào tủ lạnh xử lý, sau khi đã bọc lại bằng vải. Ngày hôm sau lại đem rửa lại và xử lý tiếp gọi là xử lý lạnh, xử lý độ5 - 7 lần như vậy, hạt sẽ nảy mầm và đem gieo.
Cũng có thể làm như trên xong dễ dàng hơn là ủ vào nhiều lần vải rồi phủ rơm rạ dày, làm liên tục 5 - 7 ngày. Hạt nứt nanh thì đem gieo. Gieo rất cẩn thận trên nền đất làm kỹ, phủ rạ đày rồi tưới đẫm. Sau 7 - 8 ngày hạt thành cây nhỏ thì bóc bỏ ra, cây chưa cho lá thật, chỉ mới có 2 lá mầm cao 1 - 2cm thì nhổ đem trồng.
Khi trồng đất cũng cần làm thật kỹ, tưới nước đẫm rồi mới trồng cây. Trước khi nhổ cây cũng phải tưới đẫm hoặc sau khi nhổ cáy đem nước tưới ướt giữ cho cây không héo, dùng que nhỏ như đâu que đan áo chọc lỗ, mỗi gốc trồng một cây, ấn gốc nhẹ tay cho vững rồi dùng ấm tích róc nước vào gốc cây mà tưới mạnh.
Đất trồng cần bón phân lót nhưng không nhiều, mật độ 20x25cm, tưới ẩm luôn, nhổ cỏ bằng tay không cần vun. Gieo giữa tháng 9 âm lịch, trồng cuối tháng 9, cuối tháng 11 cây bắt đầu vươn ngọn là vừa Tết. Nếu thấy nắng ấm mà cây vươn sớm, cần bấm ngọn cho lên ngọn khác. Nếu chậm thì thúc phân mạnh hơn.
Phi Yến là hoa chủ lực của tết Nguyên đán. Có thể cắm lọ kèm với Thược Dược, Lay Ơn. Có thể cắm riêng hoặc cắm lọ nhỏ, cắm bàn chông. Cây hoa phi yến cao, trồng dày không vun nên rất dễ đổ phải làm dàn nẹp lại cây mới không bị cong.
Chú ý
Tất cả các bộ phận của cây đều có chứa một chất có tên gọi Alkaloid delphinine gây ra nôn mửa nếu ăn một lượng nhỏ, có thể dẫn đến tử vong nếu ăn nhầm với số lượng lớn.
Hoa Phi Yến ở châu Âu
Hoa Phi Yến là loài hoa được ưa chuộng ở châu Âu
Nhiều cặp đôi thường đến những vườn hoa Phi Yến để chụp ảnh
Hoa Phi Yến có rất nhiều màu sắc lung linh
Với vẻ đẹp dịu dàng, nhẹ nhàng, thanh thoát nhưng cũng rất tươi tắn hoa Phi Yến được ưa chuộng rất nhiều ở châu Âu. Mỗi năm vào dịp từ giữa tháng 6 cho tới tháng 8 bạn sẽ được ngắm nhìn những cánh đồng hoa Phi Yến nở bừng lộng lẫy trên khắp các vùng ở ngoại ô nước Anh.
Màu sắc phong phú, gồm trắng, hồng, đỏ, tím, xanh hay màu pha lẫn, hoa phi yến được chuộng trong các đám cưới. Đặc biệt những cánh hoa phi yến giữ được màu và tươi rất lâu, trong khoảng 3 tới 4 tuần sau khi hái.
Cánh đồng hoa phi yến bạt ngàn là điểm đến của nhiều bạn trẻ hoặc nhiều đôi uyên ương cũng tới đây để có bức ảnh cưới trên nền cánh đồng hoa tuyệt đẹp.