Ý nghĩa của việc cúng hoa
Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu thể hiện sự coi trọng cuộc sống tâm linh, coi trọng cội nguồn. Trên ban thờ ngày Rằm, mùng Một, ngày giỗ chạp, lễ Tết,...không thể thiếu một bình hoa tươi. Tuy vậy, không phải gia đình nào cũng biết rõ về các loại hoa cúng ban thờ và những loại hoa cấm kỵ xuất hiện ở vị trí trang trọng này.
Theo quan niệm xưa, hoa tượng trưng cho sự thanh khiết. Dâng hoa cúng có ý nghĩa dâng những điều thiện, điều tốt lành đã làm được dâng cúng Phật, Thánh, gia tiên. Còn đối với các tăng ni, Phật tử thì cúng hoa là thể hiện cho việc tu nhân bởi mỗi khi thấy hoa là nhớ đến việc tu nhân thiện để tương lai mới nhận được quả báo thiện.
Dưới đây là những loài hoa cấm kỵ tuyệt đối không để trên ban thờ mà các gia đình nên tham khảo:
-
1
Hoa ly
Hoa ly khá rực rỡ, thơm ngát có thể dùng để dâng ở nơi thơ thánh (đặc biệt là nơi thờ thánh Mẫu) nhưng đây lại là loại hoa cấm kỵ dâng lễ Phật hay bàn thờ gia tiên. Người ta cho rằng hoa ly sẽ mang theo sự ly tán, chia ly cho gia đình.
Không nên dùng hoa Ly dâng lễ Phật và ban thờ gia tiên
-
2
Hoa phong lan
Là loài hoa đẹp, bền được nhiều người mua cắm dịp Tết, nhưng không nên dùng phong lan dâng Phật vì có hoa có nhiều màu rực rỡ. Mặt khác, chữ “phong” gần nghĩa với chữ phong tình, phóng túng nên cũng không có nhiều người dùng để cắm lên bàn thờ.
Hoa phong lan
-
3
Hoa lan móng rồng
Hoa móng rồng có mùi rất thơm nhưng lại là loại hoa không dùng để thờ cùng bởi cánh hoa giống móng rồng và tên gọi của hoa cũng không đẹp..
Hoa móng rồng là loại hoa cấm kỵ đặt trên ban thờ
-
4
Hoa đại (sứ, chămpa)
Hoa đại là hoa thơm, màu đẹp tuy nhiên theo quan niệm của người xưa thì đây cũng là loài hoa cấm kỵ để trên ban thờ vì hình dáng hoa giống với bộ phận nhạy cảm ở nữ giới. Theo sự tích Lào thì hoa đại cũng không nên dùng trong chuyện tình yêu trai gái vì nó mang lại những điều không may mắn.
Hoa đại
-
5
Hoa nhài
Hoa nhài là biểu tượng trong sạch, tinh khiết nhưng trong dân gian đây là loại hoa không đứng đắn, hay gặp nghịch cảnh (ví dụ: hoa nhài cắm bãi phân trâu).
Hoa nhài là loại hoa cấm kỵ dùng để thờ cúng
-
6
Hoa cúc áo (hoa cứt lợn)
Tuy bông hoa xinh xắn, màu đẹp, chữa bệnh rất tốt, nhưng chỉ cắm chơi được chứ không thể đặt lên bàn thờ nơi có thần linh và gia tiên bởi cái tên của nó không đẹp.
Hoa cứt lợn cũng là loại hoa cấm kỵ đặt lên ban thờ
-
7
Cúc vạn thọ
Là loại hoa tên hay, màu vàng, ở miền Trung hay dùng vì dễ trồng dễ sống, có màu vàng tươi tắn, sự may mắn và thịnh vượng. Tuy nhiên theo các nhà phong thủy thì không nên để cúc vạn thọ lên ban thờ để tránh gặp những điều không may mắn, mặt khác hoa cúc vạn thọ có mùi rất hôi nên không được nhiều gia đình sử dụng để thờ cúng tổ tiên.
Cúc vạn thọ đẹp nhưng lại có mùi rất hôi
-
8
Hoa dâm bụt
Là loài hoa có màu đỏ, bông cũng đẹp nhưng không dùng thờ cúng vì tên hoa có chữ “dâm” đằng trước. Chính vì vậy nên hoa dâm bụt không dùng để thờ cúng tổ tiên.
Hoa dâm bụt là loại hoa cấm kỵ vì có chữ "dâm"
-
9
Hoa phù dung
Hoa phù dung có tên đẹp nhưng lại mau tàn, có tích không hay nên cũng không được dùng trong việc thờ cúng tổ tiên và đặt lên ban thờ.
Hoa phù dung
Các loại hoa hợp cúng ban thờ
Trên đây là một số loại hoa cấm kỵ đặt trên ban thờ, vậy nên lựa chọn những hoa nào để thể hiện lòng thành kính với thần Phật, tổ tiên? Người xưa thường răn dạy về cái tâm khi cúng gia tiên là chính - không cần mâm cao cỗ đầy. Do vậy, mọi người thường hay chọn các loại hoa cúng ban thờ phù hợp theo mùa. Những đóa hoa tươi thắm để cúng trên ban thờ do đó luôn là những bông hoa tươi nhất, đẹp nhất để tỏ trọn lòng thành kính như:
- Hoa cúng lễ Phật thì mẫu đơn là phù hợp nhất.
- Hoa huệ ta có vẻ đẹp tinh khiết và trưng được lâu.
- Hoa đào nên chọn cành nhiều nụ to, nhiều lộc non.
Hoa dâng cúng nên chọn hoa thơm, tên đẹp, tính chất hoa đẹp. Ngoài ra, gia chủ nên chọn hoa có màu vàng và đỏ là những màu tượng trưng cho nhà Phật như cúc vàng, hồng đỏ. Chị em cũng nên chú ý chỉ cúng một màu để tạo sự trang nghiêm cho bàn thờ và tuyệt đối tránh những loại hoa cấm kỵ đã nói đến ở trên.
( Nguồn ST )